Thứ sáu, ngày 10 tháng 01 năm 2025
Cập nhật lúc: 17/10/2024

Điều kiện kinh doanh xăm, phun, thêu trên da của cơ sở thẩm mỹ, spa năm 2024

Hiện nay, nhu cầu làm đẹp của phụ nữ ở Việt Nam đang ngày càng tăng cao. Điều này có thể được giải thích bởi sự phát triển của nền kinh tế, mở ra nhiều cơ hội việc làm và thu nhập tăng cao cho phụ nữ, từ đó tạo điều kiện để họ đầu tư nhiều hơn vào việc chăm sóc sức khỏe và làm đẹp. Một trong những ngành làm đẹp đó xăm, phun, thêu trên da. Cơ sở, công ty kinh doanh xăm, phun, thêu… đang được thành lập nhiều hơn bao giờ hết. Bài viết dưới đây Việt Luật sẽ cung cấp các thông tin cần thiết liên quan đến điều kiện kinh doanh xăm, phun… của cơ sở thẩm mỹ, spa.

Mục lục
CƠ SỞ PHÁP LÝ (kể từ ngày 01/05/2024)
2 TRƯỜNG HỢP HÌNH KINH DOANH PHUN XĂM HIỆN NAYT rường hợp 1: Kinh doanh phun xăm thẩm mỹ không cần có giấy phép hoạt động
Trường hợp 2: Kinh doanh phun xăm thẩm mỹ phải có giấy phép hoạt động
ĐIỀU KIỆN VÀ THỦ TỤC KINH DOANH XĂM, PHUN THẨM MỸ KHÔNG SỬ DỤNG THUỐC GÂY TÊ DẠNG TIÊM (kể từ ngày 01/05/2024) Điều kiện
Thủ tục
ĐIỀU KIỆN VÀ THỦ TỤC CẤP PHÉP HOẠT ĐỘNG ĐỐI VỚI CƠ SỞ XĂM, PHUN, THÊU TRÊN DA CÓ SỬ DỤNG THUỐC GÂY TÊ DẠNG TIÊM

Điều kiện cấp giấy phép hoạt động đối với phòng khám chuyên khoa thẩm mỹ
Thủ tục cấp giấy phép hoạt động đối với phòng khám chuyên khoa thẩm mỹ
Điều kiện cấp giấy phép hoạt động đối với bệnh viện chuyên khoa thẩm mỹ
Thủ tục cấp giấy phép hoạt động đối với bệnh viện chuyên khoa thẩm mỹ
CƠ SỞ PHÁP LÝ (kể từ ngày 01/05/2024)
Luật Doanh nghiệp 2020;
Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp;
Nghị định 109/2016/NĐ-CP quy định cấp chứng chỉ hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám chữa bệnh
Nghị định 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều khiển đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý của nhà nước của Bộ Y tế.
2 TRƯỜNG HỢP HÌNH KINH DOANH PHUN XĂM HIỆN NAY
Trường hợp 1: Kinh doanh phun xăm thẩm mỹ không cần có giấy phép hoạt động
Là những cơ sở thực hiện xăm, phun, thêu trên da không sử dụng thuốc gây tê dạng tiêm, tuy nhiên điều kiện để kinh doanh hoạt động này là: Có địa điểm cố định;
Người thực hiện phải có giấy chứng nhận hoặc chứng chỉ đào tạo, dạy nghề về phun, xăm, thêu trên da do cơ sở đào tạo hoặc dạy nghề hợp pháp cấp.
Trước khi chính thức đi vào hoạt động, phải có thông báo đáp ứng đủ điều kiện theo mẫu Phụ lục  VIII – Nghị định 109/2016/NĐ-CP gửi đến Sở Y tế nơi đặt cơ sở trước khi hoạt động ít nhất 10 ngày.

Trường hợp 2: Kinh doanh phun xăm thẩm mỹ phải có giấy phép hoạt động
Là những cơ sở: Kinh doanh dịch vụ thẩm mỹ có sử dụng thuốc, các chất, thiết bị để can thiệp vào cơ thể người (phẫu thuật, thủ thuật, các can thiệp có tiêm, chích, bơm, chiếu tia, sóng, đốt;
Hoặc các can thiệp xâm lấn khác) làm thay đổi màu sắc da, hình dạng, cân nặng, khiếm khuyết của các bộ phận trên cơ thể (da, mũi, mắt, môi, khuôn mặt, ngực, bụng, mông và các bộ phận khác trên cơ thể người), xăm, phun, thêu trên da có sử dụng thuốc gây tê dạng tiêm.
=> Những hoạt này chỉ được thực hiện tại:

Bệnh viện có chuyên khoa thẩm mỹ;
Phòng khám chuyên khoa thẩm mỹ;
Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có phạm vi hoạt động chuyên môn về chuyên khoa thẩm mỹ tùy theo phạm vi hoạt động chuyên môn được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
         ĐIỀU KIỆN VÀ THỦ TỤC KINH DOANH XĂM, PHUN THẨM MỸ KHÔNG SỬ DỤNG THUỐC GÂY TÊ DẠNG TIÊM (kể từ ngày 01/05/2024). 

Điều kiện
Về cơ sở vật chất và trang thiết bị
Có địa điểm cố định;
Có đủ trang thiết bị y tế phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn của cơ sở phun xăm thẩm mỹ;
Về nhân sự
Người thực hiện phải có giấy chứng nhận hoặc chứng chỉ đào tạo, dạy nghề về phun, xăm, thêu trên da do cơ sở đào tạo hoặc dạy nghề hợp pháp cấp.
Thủ tục

Để kinh doanh phun xăm thẩm mỹ (đối với trường hợp không sử dụng thuốc gây tê dạng tiêm) quý khách có thể thành lập công ty hoặc thành lập hộ kinh doanh cá thể. Dưới đây là thủ tục khi kinh doanh phun xăm thẩm mỹ.

Bước 1: Chuẩn bị các tài liệu dưới đây
Đối với cá nhân:

Bản sao CCCD/hộ chiếu của chủ sở hữu, thành viên, cổ đông, người đại diện theo pháp luật và người đại diện theo ủy quyền (nếu có)
Đối với tổ chức:

Bản sao Quyết định thành lập/Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Lựa chọn loại hình doanh nghiệp:

Theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020 có 5 loại hình doanh nghiệp đó là:

Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên;
Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên;
Công ty cổ phần;
Công ty hợp danh;
Doanh nghiệp tư nhân.
Kinh nghiệm của Việt Luật:

Loại hình Doanh nghiệp được ưa chuộng hiện nay là Công ty TNHH MTV vì có cơ cấu tổ chức đơn giản, dễ quản lý, phù hợp với những cá nhân kinh doanh có quy mô vừa và nhỏ.
Công ty TNHH 2 TV trở lên phù hợp với quy mô kinh doanh hợp tác cùng bạn bè, đối tác.
Công ty Cổ phần là loại hình kinh doanh có cơ cấu tổ chức chặt chẽ, có khả năng huy động vốn cao, phù hợp với những quy mô kinh doanh lớn.
Công ty Hợp danh và DNTN là 2 loại hình ít được ưa chuộng, bởi vì rủi ro cao và khả năng huy động vốn thấp.
Tham khảo thêm So sánh các loại hình doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp 2020

 Công ty trách nhiệm hữu hạn
Đặt tên công ty

====> Việt Luật hỗ trợ tra cứu tên miễn phí

Lưu ý: Đối với cơ sở phun xăm thẩm mỹ => Tên cơ sở bắt buộc có cụm CƠ SỞ DỊCH VỤ THẨM MỸ hoặc PHUN, XĂM, THÊU TRÊN DA

Tên công ty bao gồm:

Tên tiếng Việt;
Tên tiếng nước ngoài;
Tên viết tắt.
Tên Công ty là do chủ Doanh nghiệp lựa chọn, tuy nhiên cần tuân thủ theo quy định của pháp luật, cần tránh các trường sau:

Trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đặt trước đó;
Sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó.
Sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.
Không được sử dụng tên thương mại, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý của tổ chức, cá nhân đã được bảo hộ để cấu thành tên riêng của doanh nghiệp.
Trừ trường hợp được sự chấp thuận của chủ sở hữu tên thương mại, nhãn hiệu đó.
Trước khi đăng ký đặt tên doanh nghiệp, người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp tham khảo các nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đã đăng ký và được lưu giữ tại Cơ sở dữ liệu về nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý của cơ quan quản lý nhà nước về sở hữu công nghiệp
Lựa chọn ngành, nghề kinh doanh

Ngành, nghề kinh doanh phải thuộc Quyết định 27/2018/QĐ-Ttg ban hành hệ thống ngành kinh tế Việt Nam và đăng ký theo mã ngành cấp 4.

Mã ngành tham khảo đối với ngành phun xăm thẩm mỹ là:

STT
Tên ngành
Mã ngành
1
Hoạt động dịch vụ phục vụ cá nhân khác còn lại chưa được phân vào đâuChi tiết: Dịch vụ phun, xăm thẩm mỹ không dùng phẩu thuật (không gây chảy máu).
9639
Quý khách có thể tham khảo cách tra cứu ngành nghề tại bài viết sau: Cách tra cứu mã ngành nghề kinh doanh

Trụ sở công ty

 Dịch vụ Việt Luật
Theo quy định hiện hành, chủ doanh nghiệp khi lựa chọn trụ sở công ty cần chú ý các vấn đề sau:

Có đủ 4 cấp hành chính (Số nhà kèm tên đường + tên phường/ xã/ thị trấn + tên quận/ huyện/ thị xã/TP thuộc tỉnh + TP trung ương/ tỉnh)
Trường hợp thuê tại tòa nhà thì phải có số tầng, lầu;
Không được lấy địa chỉ không có thực (địa chỉ ma) để đặt trụ sở;
Không dùng chung cư để làm địa chỉ trụ sở, nếu trường hợp căn hộ hỗ hợp kinh doanh và ở (officetel) thì cần có xác nhận của Chủ đầu tư;
Nên có Hợp đồng thuê trụ sở nếu không phải là nhà riêng.
===> Hồ sơ thành lập doanh nghiệp không cần tài liệu chứng minh trụ sở, tuy nhiên quý khách nên có Hợp đồng thuê lưu tại công ty nếu không thuộc quyền sở hữu.

Bắt buộc cung cấp số điện thoại liên hệ của công ty => Do đó, khi thành lập, quý khách phải cung cấp số điện thoại trong hồ sơ.

Bước 2: Soạn hồ sơ và nộp cho cơ quan có thẩm quyền
Đối với trường hợp thành lập công ty, thành phần hồ sơ bao gồm

Đơn đề nghị đăng ký doanh nghiệp
Điều lệ công ty
Danh sách thành viên (đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên);
Danh sách cổ đông (đối với công ty cổ phần);
Văn bản ủy quyền phần vốn góp (đối với trường hợp chủ sở hữu, thành viên, cổ đông là tổ chức);
Danh sách đại diện theo ủy quyền (đối với trường hợp chủ sở hữu, thành viên, cổ đông là tổ chức);
Giấy ủy quyền nộp hồ sơ.
==> Hồ sơ được nộp tại: Phòng đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi dự kiến đặt trụ sở

Hình thức nộp hồ sơ: Trực tuyến thông qua Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp

Đối với trường hợp thành lập hộ kinh doanh cá thể, thành phần hồ sơ bao gồm:

Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh, gồm các nội dung sau:Tên hộ kinh doanh;
Địa chỉ địa điểm kinh doanh;
Số điện thoại, số fax, email;
Ngành, nghề kinh doanh;
Số vốn kinh doanh;
Số lao động sử dụng.
Căn cước công dân hoặc hộ chiếu sao y của chủ hộ kinh doanh
==> Hồ sơ được nộp tại: Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện thuộc UBND cấp huyện

Bước 3: Nhận kết quả
Sau thời gian từ 3 – 5 ngày làm việc (không tính thứ 7, chủ nhật) => sẽ nhận được kết quả nếu hồ sơ hợp lệ:

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh.
 

Bước 4: Thực hiện những việc cần làm sau khi nhận được Giấy phép
Tham khảo thêm tại Nghĩa vụ cần làm sau khi có Giấy phép

Bước 5: Xin cấp chứng nhận hoặc chứng chỉ hành nghề về phun, xăm, thêu trên da
Người thực hiện phải có chứng nhận hoặc chứng chỉ hành nghề về phun, xăm, thêu trên da do cơ sở đào tạo hoặc dạy nghề hợp pháp cấp.

Sở Y tế đã có văn bản gửi Sở Lao động thương binh và Xã hội đề nghị cung cấp danh sách các cơ sở giáo dục nghề nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp về phun, xăm, thêu trên da.

==> Sở Lao động thương binh và Xã hội đã có văn bản số 40332/SLĐTBXH-GDNN ngày 22/11/2019 cung cấp danh sách các cơ sở giáo dục nghề nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp về phun, xăm, thêu trên da.

Quý khách tham khảo một số cơ sở đào tạo sau:

STT
Tên đơn vị
Địa điểm đào tạo
Ngành, nghề đào tạo
1
Công ty TNHH Dịch vụ Mailisa
Số 81 Trần Huy Liệu, Phường 12, Quận Phú Nhuận, TP.HCM
Xăm, phun, thêu trên da không sử dụng thuốc gây tê dạng tiêm
2
Công ty Cổ phần đào tạo Quốc tế Cokin Beauty Academy
Số 12 Đường số 11, KDC Him Lam, Phường Tân Hưng, Quận 7, TP.HCM
Xăm, phun, thêu trên da không sử dụng thuốc gây tê dạng tiêm
3
Trường Trung cấp Quốc tế Khôi Việt
Số 99 Nguyễn Thị Thập, KDC Him Lam, Phường Tân Hưng, Quận 7, TP.HCM
Phun, xăm, thêu trên da không sử dụng thuốc gây tê dạng tiêm
4
Trường Trung cấp Y tế Trung ương
Số 11 Nguyễn Đình Chiểu, Phường Đa Kao, Quận 1, TP.HCM
Số 241/B6 Nguyễn Trãi, Phường Nguyễn Cư Trinh, Quận 1, TP.HCM
Phun, xăm, thêu trên da không sử dụng thuốc gây tê dạng tiêm
5
Trung tâm dạy nghề thẩm mỹ Nguyễn Hoàng
Số 472-474 Trần Hưng Đạo, Phường 2, Quận 5, TP.HCM
Phun, thêu – Điêu khắc thẩm mỹ trên da không sử dụng thuốc gây tê dạng tiêm
6
Trường Trung cấp Nguyễn Tất Thành
Số 27A Nguyễn Oanh, Phường 17, Quận Gò Vấp, TP.HCM
Phun, xăm, thêu trên da không sử dụng thuốc gây tê dạng tiêm

 Điều kiện kinh doanh xăm, phun, thêu trên da của cơ sở thẩm mỹ, spa năm 2023
Bước 6: Thông báo với Sở Y tế
Trước khi chính thức đi vào hoạt động, phải có thông báo đáp ứng đủ điều kiện theo mẫu Phụ lục  VIII – Nghị định 109/2016/NĐ-CP gửi đến Sở Y tế nơi đặt cơ sở trước khi hoạt động ít nhất 10 ngày.

Thành phần hồ sơ bao gồm:

Chứng chỉ hành nghề;
Căn cước công dân/hộ chiếu của người hành nghề;
Danh sách người hành nghề;
Giấy phép của cơ sở (bản sao y chứng thực);
Hóa đơn mua máy móc thiết bị;
Hợp đồng thu gom rác thải y tế;
Công văn do Việt Luật soạn thảo.
Kết quả sẽ được đăng tải trên cổng thông tin của Sở Y tế.

ĐIỀU KIỆN VÀ THỦ TỤC CẤP PHÉP HOẠT ĐỘNG ĐỐI VỚI CƠ SỞ XĂM, PHUN, THÊU TRÊN DA CÓ SỬ DỤNG THUỐC GÂY TÊ DẠNG TIÊM
 Điều kiện cấp giấy phép hoạt động đối với phòng khám chuyên khoa thẩm mỹ
Cơ sở vật chất:
Có địa điểm cố định;
Bảo đảm các điều kiện về an toàn bức xạ, phòng cháy chữa cháy theo quy định của pháp luật;
Phải bố trí khu vực tiệt trùng để xử lý dụng cụ y tế sử dụng lại, trừ trường hợp không có dụng cụ phải tiệt trùng lại hoặc có hợp đồng với cơ sở y tế khác để tiệt trùng dụng cụ;
Phòng tiêm (chích), thay băng phải có diện tích ít nhất là 10 m2.
Trang thiết bị y tế:
Có đủ trang thiết bị y tế phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn của cơ sở;
Tiêm (chích), thay băng, đếm mạch, đo nhiệt độ, đo huyết áp thì phải có hộp thuốc chống sốc;
Nhân sự:
Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật và trưởng các khoa chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

Là bác sỹ chuyên khoa phẫu thuật tạo hình hoặc chuyên khoa phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ hoặc chuyên khoa phẫu thuật thẩm mỹ;
Có thời gian hành nghề khám bệnh, chữa bệnh ít nhất là 36 tháng sau khi được cấp chứng chỉ hành nghề hoặc có thời gian trực tiếp tham gia khám bệnh, chữa bệnh ít nhất là 54 tháng. Việc phân công, bổ nhiệm người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải được thể hiện bằng văn bản;
Là người hành nghề cơ hữu tại cơ sở.
Thủ tục cấp giấy phép hoạt động đối với phòng khám chuyên khoa thẩm mỹ
Nộp hồ sơ tại Sở Y tế

Thành phần hồ sơ bao gồm:
Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động theo Mẫu 01 Phụ lục XI ban hành kèm theo Nghị định 109/2016/NĐ-CP;
Bản sao y chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật;
Danh sách đăng ký người hành nghề theo mẫu quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định 109/2016/NĐ-CP; 
Bản kê khai cơ sở vật chất, thiết bị y tế, tổ chức và nhân sự theo Mẫu 02 Phụ lục XI ban hành kèm theo Nghị định 109/2016/NĐ-CP;
Tài liệu chứng minh đáp ứng điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị y tế, tổ chức nhân sự phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn của một trong các hình thức tổ chức quy định tại Mục 1 Chương III Nghị định 109/2016/NĐ-CP;
Danh mục chuyên môn kỹ thuật đề xuất trên cơ sở danh mục chuyên môn kỹ thuật do Giám đốc Sở Y tế ban hành;
Dự kiến phạm vi hoạt động chuyên môn, đề xuất phạm vi hoạt động chuyên môn, danh mục kỹ thuật dự kiến thực hiện trên cơ sở danh mục kỹ thuật chuyên môn do Giám đốc Sở Y tế ban hành.
Lệ phí: 4.300.000 VNĐ/hồ sơ

Điều kiện cấp giấy phép hoạt động đối với bệnh viện chuyên khoa thẩm mỹ
 Điều kiện
Quy mô:
Có ít nhất 20 giường bệnh.
Cơ sở vật chất:
Có địa điểm cố định;
Bảo đảm các điều kiện về an toàn bức xạ, phòng cháy chữa cháy theo quy định của pháp luật;
Phải bố trí khu vực tiệt trùng để xử lý dụng cụ y tế sử dụng lại, trừ trường hợp không có dụng cụ phải tiệt trùng lại hoặc có hợp đồng với cơ sở y tế khác để tiệt trùng dụng cụ;
Được xây dựng chắc chắn, có trần chống bụi, tường và nền nhà phải sử dụng các chất liệu dễ tẩy rửa làm vệ sinh;
Bố trí các khoa, phòng, hành lang bảo đảm hoạt động chuyên môn theo mô hình tập trung, liên hoàn, khép kín trong phạm vi khuôn viên của bệnh viện;
Diện tích sàn xây dựng ít nhất là 50 m2/giường bệnh trở lên; chiều rộng mặt trước (mặt tiền) bệnh viện phải đạt ít nhất là 10 m;
Có máy phát điện dự phòng;
Bảo đảm các điều kiện về an toàn bức xạ, xử lý chất thải y tế, phòng cháy chữa cháy theo quy định của pháp luật;
Bảo đảm có đủ điện, nước và các điều kiện khác để phục vụ chăm sóc người bệnh.
Trang thiết bị:
Có đủ trang thiết bị y tế phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn;
Có đủ phương tiện vận chuyển cấp cứu trong và ngoài bệnh viện;
Trường hợp không có phương tiện cấp cứu ngoài bệnh viện, phải có hợp đồng với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cấp giấy phép hoạt động và có phạm vi hoạt động chuyên môn về cung cấp dịch vụ cấp cứu hỗ trợ vận chuyển người bệnh.
Tổ chức:
Có ít nhất một khoa lâm sàng phù hợp;
Khoa khám bệnh: Có nơi tiếp đón người bệnh, phòng cấp cứu, lưu bệnh, phòng khám, phòng tiểu phẫu (nếu thực hiện tiểu phẫu);
Khoa cận lâm sàng: Có ít nhất một phòng xét nghiệm và một phòng chẩn đoán hình ảnh.
Khoa dược;
Các khoa, phòng chuyên môn khác trong bệnh viện phải phù hợp với quy mô, chức năng nhiệm vụ;
Có các phòng, bộ phận để thực hiện các chức năng về kế hoạch tổng hợp, tổ chức nhân sự, quản lý chất lượng, điều dưỡng, tài chính kế toán và các chức năng cần thiết khác.
Nhân sự:
Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật và trưởng các khoa chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

Là bác sỹ chuyên khoa phẫu thuật tạo hình hoặc chuyên khoa phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ hoặc chuyên khoa phẫu thuật thẩm mỹ;
Có thời gian hành nghề khám bệnh, chữa bệnh ít nhất là 36 tháng sau khi được cấp chứng chỉ hành nghề hoặc có thời gian trực tiếp tham gia khám bệnh, chữa bệnh ít nhất là 54 tháng. Việc phân công, bổ nhiệm người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải được thể hiện bằng văn bản;
Là người hành nghề cơ hữu tại cơ sở;
Số lượng người hành nghề làm việc toàn thời gian (cơ hữu) trong từng khoa phải đạt tỷ lệ ít nhất là 50% trên tổng số người hành nghề trong khoa;
Trưởng các khoa chuyên môn của bệnh viện phải có chứng chỉ hành nghề phù hợp với chuyên khoa đó và phải là người hành nghề cơ hữu tại bệnh viện;
Trưởng khoa khác không thuộc đối tượng cấp chứng chỉ hành nghề phải có bằng tốt nghiệp đại học với chuyên ngành phù hợp với công việc được giao và phải là người hành nghề cơ hữu tại bệnh viện
Thủ tục cấp giấy phép hoạt động đối với bệnh viện chuyên khoa thẩm mỹ
Nộp hồ sơ tại Sở Y tế

Thành phần hồ sơ bao gồm:

Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động theo Mẫu 01 Phụ lục XI ban hành kèm theo Nghị định 109/2016/NĐ-CP;
Bản sao y chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; người phụ trách bộ phận chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
Danh sách đăng ký người hành nghề tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (bao gồm đăng ký người hành nghề và người làm việc chuyên môn y tế tại cơ sở nhưng không thuộc diện phải cấp chứng chỉ hành nghề) theo mẫu quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định 109/2016/NĐ-CP; 
Bản kê khai cơ sở vật chất, thiết bị y tế, tổ chức và nhân sự của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo Mẫu 02 Phụ lục XI ban hành kèm theo Nghị định 109/2016/NĐ-CP;
Tài liệu chứng minh cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đáp ứng điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị y tế, tổ chức nhân sự phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn của một trong các hình thức tổ chức quy định tại Mục 1 Chương III Nghị định 109/2016/NĐ-CP;
Điều lệ tổ chức và hoạt động đối với bệnh viện nhà nước thực hiện theo mẫu quy định của Giám đốc Sở Y tế; đối với bệnh viện tư nhân thực hiện theo Mẫu 03 Phụ lục XI ban hành kèm theo Nghị định 109/2016/NĐ-CP và phương án hoạt động ban đầu đối với bệnh viện;
Bản sao hợp lệ hợp đồng vận chuyển người bệnh đối với bệnh viện không có phương tiện vận chuyển cấp cứu ngoài cơ sở;
Danh mục chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đề xuất trên cơ sở danh mục chuyên môn kỹ thuật do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành;
Dù là theo hình thức nào thì người thực hiện hoạt động thẩm mỹ phải có chứng nhận hoặc chứng chỉ đào tạo, dạy nghề do cơ sở đào tạo hoặc dạy nghề hợp pháp cấp.

In Gửi Email
THỐNG KÊ TRUY CẬP

Hôm nay:

Hôm qua:

Trong tuần:

Tất cả:

Thống kê hồ sơ
ipv6 ready
Chung nhan Tin Nhiem Mang